Ống pô xe máy (hay ống xả) là một bộ phận không thể thiếu trên xe gắn máy. Nó có vai trò đưa khí thải trong máy xe ra bên ngoài môi trường và làm giảm âm thanh khi khí thải ra. Vậy chính xác thì pô xe máy là gì? Cấu tạo bên trong của pô xe máy gồm những gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Pô xe máy là gì?
Ống pô xe máy là một bộ phận không thể thiếu trên xe gắn máy. Pô xe máy gồm 2 bộ phận chính là cổ ống xả và thân ống xả. Ống pô hay còn được gọi là ống xả đảm nhiệm chức năng đưa khí thải trong máy ra bên ngoài môi trường và làm giảm bớt âm thanh khi khí thải ra.
Khi xe vận hành, động cơ sẽ đốt nhiên liệu trong buồng kín tạo ra các âm thanh rất lớn giống như tiếng nổ. Bằng kết nối cổ ống pô xe máy với bộ phận phân tán, luồng khí sau khi đốt sẽ được phân tán dần qua các ngăn. Nhờ đó, âm thanh khi thoát ra ngoài sẽ nhỏ hơn.
Cấu tạo pô xe máy
Cấu tạo pô xe máy
Cấu tạo pô Winner X, xe máy Dream, xe Wave, Exciter 150,…hơi khác cấu tạo pô xe ô tô. Cấu tạo ống xả xe máy thông thường đều có cấu tạo gồm 2 bộ phận tạo thành: cổ ống xả và thân ống xả. Cụ thể như sau:
- Cổ ống xả: Bộ phận này ghép nối trực tiếp với động cơ để dẫn luồng khí thải và sóng xung kích ra ngoài, đi qua bộ phận phân tán, làm giảm thiểu âm thanh khi thoát ra ngoài. Nếu xe máy bị hở cổ pô thì âm thanh khi xả khí thải sẽ rất ồn và lớn.
- Thân ống xả: Bộ phận này đóng vai trò giảm thiểu tiếng ồn, giảm khói đen khi động cơ đốt nhiên liệu. Thân ống xả có nhiều lỗ thông khí xếp tầng, nên âm thành và khí thải sẽ giảm dần cường độ khi đi qua các lớp. Thân ống xả có vai trò giảm thiểu âm thanh và hạn chế lượng khói đen.
Mỗi bộ phận trên ống pô đều có vai trò rất quan trọng trong quá trình xe máy xả khí thải. Nếu ống pô xe máy gặp sự cố hỏng hóc sẽ làm tăng ô nhiễm môi trường và ô nhiễm tiếng ồn. Ống pô hỏng sẽ khiến khói đen thải ra nhiều hơn, tiếng ồn phát ra to và khó chịu.
Với những hạn chế của những loại xe máy có thiết kế ống pô, hiện nay người tiêu dùng đang có xu hướng tìm mua xe máy điện. Xe máy điện hoạt động bằng động cơ điện, không xả khí thải, thân thiện với môi trường mà hoạt động lại cực êm ái.
Pô xe máy làm bằng chất liệu nào là tốt?
Pô xe máy làm bằng chất liệu thép cực tốt
Chất liệu của Pô xe máy khá đa dạng, tuy nhiên hầu hết, chúng đều là những hợp kim có độ bền và chịu nhiệt cao:
+ Thép (hợp kim thường): đây là chất liệu phổ biến nhất, dễ tìm kiếm và được sử dụng nhiều, giá thành lại phải chăng, xuất hiện ở các dòng xe cơ bản.
+ Nhôm: có đặc trưng nhẹ tuy nhiên lại khá khó gia công chế tạo. Do đó giá thành pô bằng nhôm thường rất cao và hầu như chỉ xuất hiện ở các mẫu pô bán lẻ, hay độ chế.
+ Titan: là chất liệu nhẹ với đặc tính nổi bật là độ cứng cao, phù hợp khi cần giảm trọng lượng của các dòng xe thể thao.
+ Thép không gỉ (hợp kim không gỉ): Đây là chất liệu có độ bền cao, được nhiều người ưa chuộng. Đặc biệt, các kỹ thuật hàn phức tạp để tạo thẩm mỹ cũng thường sử dụng chất liệu này.
Cách vệ sinh pô xe máy
Trong quá trình sử dụng, việc xe máy phát ra âm thanh gây ồn khi tham gia giao thông hoặc hay gặp trục trặc ở Pô xe máy không phải điều hiếm gặp. Nguyên nhân chính có thể là do người dùng chưa thực sự chú ý việc sinh Pô xe máy định kỳ. Sau đây là hướng dẫn các bước vệ sinh Pô xe máy đơn giản.
- Bước 1: Tháo rời ống pô xe máy ra khỏi thân xe (bằng cách theo 2 ốc cố định ở cổ pô).
Tháo rời ống pô xe máy
- Bước 2: Tiếp tục tháo đến các ốc cố định tại phần lon pô (nơi phình ra) rồi lấy pô xe máy ra khỏi thân xe.
- Bước 3: Dùng 1 lượng xăng (khoảng 1 lít) đổ trực tiếp vào ống pô xe. Khi cho xăng vào thì hãy đặt ống pô xe máy nằm ngang xuống nền nhà, lấy túi nilon bịt hết các đầu lỗ thoát để hơi xăng không bị thoát ra ngoài.
- Bước 4: Lấy ống pô lên và lắc thật đều cho xăng tráng đều khắp các vị trí bên trong ống pô để đánh tan bụi bẩn và muội than. Ở bước này, người dùng nên lắc thật mạnh tầm khoảng 10 phút. Sau đó, để qua đêm đến sáng hôm sau thì tháo nilon rồi đổ xăng trong ống pô ra ngoài.
- Bước 5: Đặt đứng ống pô xe lên cho xăng chảy ra ngoài rồi dùng bình xịt vệ sinh xe máy xịt vào ống pô, các lỗ thông và để như vậy trong khoảng thời gian là 5 phút.
- Bước 6: Mang pô xe máy ra ngoài rồi dùng vòi xịt nước rửa sạch bên trong pô để cho khô ráo rồi tiến hành lắp pô xe về vị trí ban đầu.
Với cách vệ sinh pô xe máy đơn giản này, người dùng hoàn toàn có thể tự làm tại nhà mà không phải mất thời gian, công sức ra trung tâm hay các quán sửa chữa xe máy.
Xem thêm >>> Máy lạnh 1 ngựa là gì? Nguồn gốc tên gọi máy lạnh 1 ngựa
Cách thay cổ pô xe máy tại nhà
Thay vì đem tới cửa hàng sửa chữa, bạn hoàn toàn có thể tự thay cổ pô xe máy tại nhà để tiết kiệm thời gian và chi phí. Dưới đây là hướng dẫn các bước thay cổ pô xe máy tại nhà:
- Bước 1: Chuẩn bị cổ pô xe máy mới.
- Bước 2: Đo để ướm cắt cổ pô xe mới và cổ pô xe thay thế. Người dùng tiến hành đo và định hình điểm cắt sao cho thật khớp pô xe máy đang cần thay cổ. Lưu ý mài nhẵn phần mấu nối, tránh tình trạng hở gioăng cổ pô sau khi thay.
- Bước 3: Hàn cổ pô mới vào pô xe.
- Bước 4: Tháo pô ra, hàn kín 2 điểm nối giữa pô và cổ pô mới. Bạn có thể sơn đen lại toàn bộ pô xe để tăng tính thẩm mỹ.
- Bước 5: Ráp lại pô xe, vặn gá và lắp lại ốc. Lưu ý các linh kiện phải được lắp lại đúng vị trí, đảm bảo không bị cong vênh. Cuối cùng, người dùng tiến hành nổ máy thử để kiểm tra khả năng vận hành của cổ pô mới.
Thay cổ pô xe máy ở đâu? Giá bao nhiêu?
Dù là thao tác không quá phức tạp nhưng các chuyên gia xe máy đã khuyến cáo người dùng chỉ nên tự thay cổ pô khi thực sự hiểu rõ về cấu tạo, đặc điểm của pô xe. Để đảm bảo an toàn, người dùng nên đêm xe tới các trung tâm sửa chữa uy tín để lựa chọn dịch vụ thay cổ pô xe. Chi phí thay cổ pô dao động khoảng từ 80.000 – 2 triệu đồng tùy dòng xe và loại pô bạn lựa chọn.
Bảng giá pô xe máy
Sau đây là cập nhật giá của từng loại pô xe máy khác nhau trên thị trường. mới nhất. Các bạn có thể tham khảo.
Các loại pô xe máy
- Pô xe máy Honda Dream giá 650.000đ
- Pô xe máy Honda Wave alpha 100 giá 630.000đ
- Pô xe Wave RSX 110 giá 950.000đ
- Pô xe máy Airblade 2008 2010 giá 950.000đ
- Pô xe Future 1 giá 630.000đ
- Pô xe máy Future X giá 650.000đ
- Pô xe máy Sirius đời đầu giá 1.100.000đ
- Pô xe máy Exciter giá 1.300.000đ
- Pô xe Jupiter giá 1. 150.000đ
- Pô xe Attila đời đầu giá 1.450.000đ
Trên đây là những thông tin về Pô xe máy, cấu tạo và cách vệ sinh, thay thế cổ pô xe máy đơn giản nhất. Các bạn có thể tham khảo để chăm soc pô xe máy, đảm bảo trạng thái hoạt động tốt nhất cho phương tiện của mình.